Thực trạng Phúc lợi động vật

Biểu tình phản đối hành hạ súc vật và chó

Hiện nay, thực trạng nổi cộm về phúc lợi động vật gồm vật nuôi bị bỏ rơi, nạn buôn lậu chó để làm thịt diễn ra tại Việt Nam và nhiều nước châu Á, phúc lợi đối với động vật bị khai thác trong trang trại, phúc lợi đối với động vật hoang dã trong môi trường nuôi nhốt. Các vấn đề liên quan đến phúc lợi ba nhóm động vật là vật nuôi trong nhà, động vật trong trang trại và động vật hoang dã. Cả ba nhóm động vật nói trên đều đang bị đối xử tàn tệ, không được đảm bảo các nhu cầu sống tối thiểu để duy trì bản năng tự nhiên.[21] Bên cạnh đó còn có các nghi lễ, lễ hội hiến tế động vật trong đó có màn giết động vật để hiến đế như heo, bò, trâu, cừu, dê, ngựa, gà.....

Ở Việt Nam, Một khi động vật thường chỉ xem như thực phẩm, thì khái niệm phúc lợi cho động vật vẫn là một khái niệm xa xỉ. Việc bảo vệ động vật ở Việt Nam đang dần có những chuyển biến đáng ghi nhận. Bên cạnh việc ngày càng có nhiều hội, nhóm hoạt động cứu trợ động vật trong nước và quốc tế, những hội thảo chuyên về động vật cũng đã được tổ chức thường xuyên hơn và gây được những kết quả đáng khích lệ. Giới trẻ Việt Nam ngày càng năng nổ trong các hoạt động vì động vật. Các nhóm hoạt động vì động vật ở Việt Nam hiện đang hướng đến các đối tượng là vật nuôi trong gia đình như chó, mèo... Trên thực tế, việc giết thịt chó, mèo ở Việt Nam vẫn đang diễn ra tràn lan, và là nỗi e ngại của các du khách khi đến thăm Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh một Việt Nam.

Liên minh các Tổ chức bảo vệ chó châu Á (ACPA) đã tổ chức hội thảo về việc chấm dứt buôn bán chó lấy thịt giữa Thái Lan và Việt Nam. Thành viên đến từ 4 quốc gia bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia đã đồng thuận đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ về việc tạm ngừng vận chuyển chó vì mục đích thương mại từ nước này qua nước khác trong khoảng thời gian 5 năm để nghiên cứu tác động lên việc lây truyền bệnh dại. Cũng trong thời gian gần đây, việc vận động không sử dụng sừng tê giác, không giết hại động vật hoang dã đã có tác động tích cực đối với một bộ phận không nhỏ công chúng.

Trên thế giới đã có nhiều lễ hội, hoạt động liên quan tới sự tàn sát, đối xử ngược đãi động vật bị lên án và đã phải chấm dứt. Điển hình như Ấn Độ mới đây đã ra lệnh cấm hiến tế động vật vì tính chất độc ác và dã man của tập tục này. Ở Đan Mạch, Bộ trưởng Nông nghiệp đã ký một sắc lệnh cấm giết mổ gia súc phục vụ cho nghi lễ tôn giáo mà không gây mê chúng trước khi giết mổ. Lý do là: Quyền của động vật còn quan trọng hơn các nghi lễ tôn giáo. Chính phủ Australia đã cấm xuất khẩu cừu và gia súc còn sống sang Ảrập Xêút trong giai đoạn 1991-2000 sau khi hàng trăm con bị chết vì nắng nóng khi trên đường di chuyển tới vịnh Ba Tư.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phúc lợi động vật http://www.brownfieldnetwork.com/gestalt/go.cfm?ob... http://www.culinate.com/books/book_excerpts/The+Ri... http://books.google.com/?id=HZTpej7dGGEC&pg=PP13&d... http://www.porknet.com/archive/110702.html#96977 http://www.psychologytoday.com/blog/animal-emotion... http://www.reuters.com/article/pressRelease/idUS23... http://speakingofresearch.com/facts/research-regul... http://www.springerlink.com/content/uj81758r187l77... http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/An... http://www.humanities.uci.edu/collective/hctr/tran...